Món ngon cho bé đang bị ho là một vấn đề nan giải của nhiều bà mẹ vì cho con ăn gì vừa không đau họng, vừa có tác dụng giảm ho, vừa đảm bảo dinh dưỡng và hương vị cho bé ăn ngon miệng. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn không đơn độc trong cuộc chiến chăm con ốm. Khi con trẻ ho nhiều bậc cha mẹ lo lắng chưa biết con bị bệnh gì, nhất là các chị em mới làm mẹ lại càng hoang mang lo lắng hơn. Trước khi đưa con đi thăm khám bác sĩ, cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện cụ thể của con để biết được nguyên nhân dẫn đến con bị ho.
Nguyên nhân bệnh ho của bé
Những cơn ho thường là biểu hiệu của cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, hạn chế việc xâm nhập của dị vật hoặc tham gia vào việc tống xuất dịch tiết. Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị ho bao gồm:
- Nguyên nhân từ đường hô hấp trên của bé: Những bệnh lý thường gặp: Cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan thường ho khan, hoặc ho có đờm do dịch tiết chảy từ xoang hoặc mũi sau.
- Nguyên nhân từ đường hô hấp dưới của bé: Các nguyên nhân có thể gặp: Viêm thanh quản và khàn tiếng, ho khan ho vang dội ong ỏng, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen thường ho có đờm.
- Các nguyên nhân khác: Các nguyên nhân khác hay gặp như ho do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ho do dị ứng, ho do tác nhân vật lý, hóa học như hút thuốc lá thụ động…

Phân biệt các loại ho thông thường ở bé
Con trẻ ho khan từng cơn, ho có đờm, ho về đêm. Bé bị ho tùy trường hợp mà nguyên nhân và cách xử lý sẽ khác nhau. Sau đây là các loại ho thường gặp nhất ở trẻ.
- Ho khan từng cơn: Nguyên nhân gây ra ho khan từng cơn ở trẻ bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (vùng mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, ho khan cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Những nguyên nhân khác bao gồm: Bé tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá từ người lớn.
- Ho ra đờm: Loại ho này gây ra bởi chất dịch nhầy ở đường hô hấp dưới của bé. Nguyên nhân thường gặp của ho có đờm là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và bệnh hen suyễn. Qua đó, cơn ho sẽ loại bỏ chất dịch (đờm) qua đường hô hấp dưới.
- Trẻ bị ho gà: Các triệu chứng của ho gà tương tự như cảm lạnh, tuy nhiên các cơn ho càng lúc càng nặng hơn, nhất là vào ban đêm. Khi bé ho gà, âm thanh phát ra giống những tiếng rít. Các cơn ho gà gây ra hiện tượng khó thở và mặt bé trở nên tím tái vì bị thiếu oxy.

Nên làm gì khi bé bị ho
Như vậy, bố mẹ phải làm sao với bệnh ho của bé? Bố mẹ có thể chăm sóc bé như sau:
- Nên để bé có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Tăng cường đề kháng cho bé bằng sữa hoặc các loại thực phẩm dinh dưỡng có các nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ cho bệnh ho của con. Bên cạnh đó, cần bổ sung nhiều nước và các chất điện giải
- Tắm hơi có thể giúp làm giảm cơn ho cho bé. Bố mẹ nên ngồi cùng với bé trong phòng tắm, sử dụng hơi nước ấm hoặc nóng. Không khí ấm áp và hơi nóng từ nước sẽ giúp thư giãn đường hô hấp của bé. Cần thận trọng tránh để bé bị bỏng
- Nếu bé hơn 1 tuổi, bạn có thể pha cho bé một ly nước ấm với mật ong và chanh. Lưu ý cách này không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi, vì hệ cơ quan chưa hoàn thiện có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ mật ong
- Tiêm phòng các loại bệnh cho trẻ từ 1-24 tháng tuổi là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và tiết kiệm nhất giúp trẻ phòng ngừa ho do các bệnh lý như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi,…

Như vậy ngoài các biện pháp chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ kê đơn, thì thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng để tăng sức đề kháng tự nhiên trong cơ thể các con. Trong những bữa ăn đa dạng dinh dưỡng thì cha mẹ nên sử dụng các nguyên liệu giống các vị thuốc như gừng, hành, lá hẹ,.. kết hợp với các công thức nấu ăn tạo hiệu quả tốt nhất cho các món ăn vừa tăng thêm hương vị mà còn chữa bệnh tránh việc lạm dụng quá mức vào thuốc.Các công thức nấu ăn cho bé dưới đây đã được nghiên cứu và chứng minh là có lợi cho bé trong quá trình điều trị bệnh cho bé, các mẹ thực hành để con ăn cho nhanh khỏe nhé.
Món ngon cho bé đang bị ho
Cháo táo đỏ bí ngô
Khi nấu cháo cho bé bị viêm họng, nhiều mẹ nghĩ ngay đến món cháo táo đỏ bí đỏ. Cháo táo đỏ bí đỏ rất tốt cho trẻ bị ho. Vì táo đỏ giúp mát họng còn bí đỏ có tác dụng hạ nhiệt cho trẻ nếu trẻ bị sốt khi bị viêm họng. Đây là món ăn đứng đầu danh sách các món cháo chữa viêm họng cho trẻ mẹ nên ghi nhớ công thức và thực hành luôn nhé.
Nguyên liệu cần có: 1 miếng bí đỏ được gọt vỏ, bỏ hạt và rửa sạch; 1 miếng táo được gọt vỏ.

Thực hiện: Bí đỏ được thái dạng hạt lựu, táo xắt lát mỏng. Bỏ táo và bí đỏ vào nồi hấp cho đến khi cả hai chín mềm (không cần hấp táo nếu bé được 8 tháng tuổi). Cuối cùng, dầm nhuyễn táo và bí đỏ với nhau rồi đút cho bé ăn.
Cháo gà đơn giản dễ nấu
Cháo gà có nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết món cháo gà có tác dụng thần kỳ. Đây cũng là món ngon chữa ho cho trẻ mà mẹ không nên bỏ qua. Một bát cháo gà có thể giúp trẻ hạ sốt, ngủ ngon, hạn chế tiết dịch nhầy không có lợi cho trẻ khi bị ho, viêm họng.
Thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 15 – 20 lá tía tô và một nắm gạo.
- Lá tía tô rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho vào nồi và cho một lượng nước vừa đủ để sắc lấy nước.
- Đun đến khi nước còn một nửa thì tắt bếp và chắt lấy nước.
- Vo sạch gạo, cho thêm nước sắc tía tô và nước sạch để nấu thành cháo đặc.
- Mỗi bữa cho bé ăn 1 bát, chia thành 2 lần ăn vào sáng và tối.

Cháo yến mạch
Cháo yến mạch cũng là lựa chọn tốt của mẹ dành cho các bé bị ho. Vì bột yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan và protein giúp loại bỏ cholesterol xấu, bổ sung dưỡng chất cho trẻ. Đặc biệt, đây là món cháo mềm, dễ ăn, giúp trẻ không có cảm giác nóng rát cổ họng khi ăn.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 100g yến mạch
- 1 ly sữa tươi ít đường, hoặc sữa không đường
- Trái cây: cam vàng, dâu tây, kiwi, táo giòn.
Thực hiện:
- Sau khi đong yến mạch với nước (hoặc sữa) theo tỷ lệ, bạn đổ vào nồi, bắc lên bếp. Yến mạch chín rất nhanh. Với ngọn lửa thông thường, chúng ta chỉ cần đun trong khoảng 8-12 phút là đã có một hỗn hợp đặc sánh, chín đều. Tuy nhiên, trong thời gian này, bạn cần dùng đũa hoặc máy đánh trứng khuấy nhẹ nhàng, đều đặn, liên tục để yến mạch không bị lắng, bị cháy.
- Cháo yến mạch hoa quả: Quan sát thấy cháo chín nhừ thì không nêm gia vị. Đó là đặc điểm của cháo yến mạch. Vì các loại gia vị như muối, bột ngọt hay nước mắm của chúng ta rất “kỵ” với hương vị của nguyên liệu chính. Thay vào đó, sau khi cháo đã chín mềm thì tắt bếp, tiếp đó bạn cho hoa quả thái hạt lựu và một vài loại ngũ cốc khác vào để món ăn thêm hấp dẫn.

Cháo trứng hạt sen
Cháo trứng hạt sen là một trong những món cháo cho bé bị ho rất dễ nấu, giúp bé hạ sốt hiệu quả. Sự kết hợp giữa hạt sen giàu protein, magie, kali và trứng giàu sắt có tác dụng làm dịu, dịu cổ họng, giảm đau cho bé.
Nguyên liệu
- Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
- Hạt sen: 20g
- Cà rốt: 1 khoanh dài cỡ 1 đốt ngón tay
- Cháo trắng: 2/3 bát
- Dầu ăn và gia vị
Cách chế biến
- Hạt sen rửa sạch, hấp hoặc luộc chín mềm, để nguội, tán nhuyễn.
- Cà rốt rửa sạch, bào bỏ vỏ, hấp hoặc luộc cùng với hạt sen cho chín, vớt ra để nguội, thái nhỏ.
- Đun sôi cháo cho hạt sen và cà rốt vào, khuấy đều.
- Cho lòng đỏ trứng vào từ từ, khuấy nhanh tay để trứng không vón lại, cháo sôi đều, tắt bếp.
- Múc cháo ra bát, để nguội bớt rồi cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào, đảo đều, cho bé ăn khi cháo còn nóng.

Để trẻ hấp thụ tốt nhất, lượng trứng mà bạn nên sử dụng để chế biến thành những món cháo như sau:
- Bé từ 6 – 7 tháng tuổi: Chỉ nên cho bé ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà/bữa, ăn 2 – 3 bữa/tuần.
- Bé từ 8 – 12 tháng tuổi: Chỉ nên cho bé ăn 1 lòng đỏ/bữa và ăn 3 – 4 bữa/tuần.
- Bé từ 13 – 18 tháng tuổi: Có thể cho bé ăn cả lòng đỏ và lòng trắng 2 – 3 bữa/tuần.
Về mặt dinh dưỡng, lòng đỏ trứng giàu chất béo và calo tốt cho sức khỏe, trong khi lòng trắng lại giàu protein hơn. Bạn có thể cho trẻ từ 6 tháng tuổi ăn cả lòng đỏ và lòng trắng miễn là trẻ không có biểu hiện dị ứng
Súp rau củ
Thực đơn cho trẻ bị ho cũng cần bổ sung thêm các món canh rau ngon. Tùy theo sở thích của trẻ mà mẹ có thể lựa chọn các nguyên liệu chính như cà rốt, cà chua, su hào, hạt sen… để làm món canh. Như vậy bé sẽ ăn nhiều hơn từ đó bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt, mẹ nên chọn những thực phẩm giàu vitamin C, vì loại vitamin này có tác dụng làm mát họng và tăng sức đề kháng.
Nguyên liệu: 1 – 2 bát rau củ thái nhỏ (cà rốt, đậu Hà Lan, khoai tây, rau bina, ngô, cà chua, hành tây), 1 chút muối, hạt tiêu (tùy chọn).
Cách làm: Luộc rau củ trong nồi áp suất, khi rau củ đã nguội thì xay nhuyễn. Cho thêm chút muối cho vừa ăn.

Các mẹ có thể bổ sung những món ngon cho trẻ bị ho vào thực đơn hàng ngày để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Các món ăn trên có cách chế biến đơn giản, có tác dụng “thần kỳ” chữa ho cho bé. Trong một số trường hợp, mẹ cần kết hợp đưa bé đi khám để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Đừng quên theo dõi evashop để cập nhật nhanh chóng những món ngon mỗi ngày cho bé yêu nhé!