Ăn uống được coi là một vấn đề quan trọng đối với người đau dạ dày. Vì vậy, nhiều người gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm, món ăn tốt cho người bệnh đau dạ dày. Với công thức làm những món ăn đơn giản dưới đây, bạn sẽ bớt lo lắng khi lên kế hoạch thực đơn cho người đau dạ dày và cho cả nhà hàng ngày.
Nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày

Theo thống kê gần đây, tại Việt Nam có tới 26% người mắc bệnh dạ dày. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh đau dạ dày lại gây khó khăn trong sinh hoạt và cản trở thành công trong công việc. Một số nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày bạn sau đây để bạn có cái nhìn tổng quan hơn.
Chế độ ăn uống
Người Việt Nam nói chung và cụ thể là người làm việc văn phòng nói riêng thường có thói quen ăn uống không đúng giờ giấc, hay bỏ bữa hoặc nhịn đói thường xuyên,… từ đó gây ra những tổn thương đến niêm mạc dạ dày cao hơn bình thường dẫn đến xuất hiện hiện tượng đau dạ dày.
Ngoài ra những người có thói quen ăn đồ chua cay, quá nóng, quá lạnh hoặc hay sử dụng rượu bia, dùng đồ uống có gas…cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về bao tử ở nam giới.
Thói quen sinh hoạt
Những người có thói quen như: Thức quá khuya, ăn đêm, hút thuốc lá,… đều có tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày cao hơn những người có thói quen sinh hoạt khoa học.
Do di truyền
Nếu trong gia đình có người đã từng bị bệnh liên quan đến dạ dày thì tỉ lệ người thân trong gia đình cũng bị bệnh dạ dày là rất cao.
Tâm lý căng thẳng
Những người thường xuyên làm công việc áp lực khiến tinh thần căng thẳng kéo dài sẽ gây ra khả năng tiết axit dịch vị trong dạ dày từ đó dẫn tới tình trạng đau nhói vùng thượng vị.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Vi khuẩn HP)
HP là một trong những loại virus sinh sống và phát triển trong dạ dày của con người và chúng có thể gây ra tổn thương đến niêm mạc dạ dày dẫn đến hình thành các vết viêm loét trong dạ dày. Ngoài ra vi khuẩn HP có thể lan truyền qua rất nhiều con đường khác nhau vì vậy có rất nhiều khả năng nguyên nhân bị đau dạ dày chính là do nhiễm khuẩn HP.
Yếu tố miễn dịch
Do cơ thể có các kháng thể kháng các yếu tố nội sinh từ đó dẫn đến tổn thương bên trong niêm mạc và gây ra hiện tượng đau thượng vị
Rối loạn nội tiết
Những người có một số bệnh về nội tiết như Hashimoto, suy tuyến yên, thiểu năng cận giáp,… cũng có khả năng bị bệnh dạ dày cao hơn người bình thường.
Người có tiền sử mắc một số bệnh khác
Khoa học đã chứng minh rằng người đã từng mắc bệnh như suy dinh dưỡng, hội chứng Zollinger-Ellison, thiếu axit folic,…có khả năng bị bệnh dạ dày cao hơn những người khác.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Nếu người thường xuyên sử dụng các loại thuốc như: Corticoid, Nsaids,… có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày cao hơn người bình thường do các loại thuốc này có khả năng làm ức chế chất Prostaglandin một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
Có thể thấy yếu tố do ăn uống được đưa lên hàng đầu, vì vậy ngoài các biện pháp điều trị bệnh đau dạ dày do bác sĩ kê đơn, bạn có thể tham khảo những món ăn dành cho người đau dạ dày để giảm các tổn thương lên thành dạ dày và bồi bổ sức khỏe cho người bệnh. Mời bạn cùng tham khảo các món ăn sau nhé.
Các món ăn cho người đau dạ dày
Cháo thịt băm

Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Nửa bát gạo nếp gạo.
- Nửa bát gạo tẻ.
- 150 gr thịt bằm.
- Hành lá, ngò rí (rau mùi).
- Gia vị: tiêu xay, hạt nêm, đường, mắm, muối, dầu ăn,…
Bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên bạn trộn đều hai loại gạo nếp tẻ vào nhau, vo sạch gạo và để cho ráo nước. Với hành lá, rau mùi, bạn nhặt bỏ lá úa, rễ úa, rửa sạch với nước muối pha loãng rồi thái nhuyễn.
Đối với thịt nạc băm mua về hoặc bạn mua thịt nạc miếng đem rửa sạch tự xay ở nhà, sau đó cho vào tô rồi ướp với ½ thìa tiêu, 1/3 thìa hạt nêm, ½ thìa nước mắm, ½ thìa đường, 1 thìa muối, trộn đều rồi ướp cho ngấm gia vị khoảng 15 phút.
Bước 2: Tiến hành nấu cháo
Bạn bắc nồi lên bếp với một chút dầu ăn, cho thịt băm vào xào chín rồi cho 1,5 lít nước đun sôi.
Trong khi nấu thịt xay, bạn bắc chảo lên bếp cùng với khoảng 3 thìa dầu ăn. Khi dầu nóng, bạn cho gạo đã vo vào rang chín vàng thơm là đạt. Sau đó, bạn cho gạo đã rang vào nồi thịt để nấu cháo. Trong quá trình nấu có thể thêm vài lát gừng vừa thơm vừa giúp người bệnh đỡ buồn nôn. Nấu cháo thật nhừ, độ loãng vừa phải không nên đặc quá.
Bước 3: Hoàn thành
Khi cháo chín, nêm gia vị cho vừa ăn. Bạn múc cháo ra bát, cho hành và ngò lên trên.
Ăn cháo nhanh đói, nên người đau dạ dày có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần để tránh bị đói và đảm bảo sức khỏe.
Ngoài món cháo thịt nạc băm, bạn có thể nấu thêm một số món cháo đổi vị như:
- Cháo bí đỏ đậu xanh có công dụng rất tốt cho người bị đau dạ dày. Đặc biệt phải kể đến khả năng làm lành vết loét, chống nhiễm trùng và cung cấp chất xơ.
- Cháo hạt sen là thức ăn không nên bỏ qua nếu nhắc đến cháo gì tốt cho người đau dạ dày. Cháo hạt sen có khả năng kháng viêm rất mạnh đồng thời hỗ trợ quá trình làm lành vết thương khá nhanh.
- Cháo long nhãn có khả năng điều trị tiêu chảy, hỗ trợ tiêu hóa đồng thời chống suy nhược cơ thể.
- Cháo bắp cải tôm thịt. Những dưỡng chất trong bắp cải có thể giúp vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển mạnh. Nhờ đó có thể giảm các triệu chứng của đau dạ dày.
- Cháo nấm hương có rất nhiều công dụng. Một trong số đó là giảm các triệu chứng của đau dạ dày.
- Cháo dạ dày, lá lách heo có thể bồi bổ sức khỏe và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào.
Bánh mì kẹp trứng

Nguyên liệu cần có
- 1 bánh mì.
- 2 quả trứng gà.
- 1 quả cà chua (rửa sạch và xắt mỏng).
- 1 quả dưa chuột (rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng theo chiều dài).
- Nắm rau mùi, hành lá (rửa sạch, ngâm muối loãng 15 phút).
- Gia vị: muối, tiêu xay, dầu ăn, bơ, phô mai, tương ớt, xì dầu.
Cách bước thực hiện
Bước 1: Chiên trứng
Bạn đập trứng ra bát, cho vào một ít hành lá cắt nhỏ, tiêu xay, muối khuấy cho đều. Sau đó, bạn bắc chảo lên bếp đun với lửa vừa với một chút dầu ăn. Khi dầu nóng, cho trứng vào chiên chín vàng rồi cho ra đĩa đã chuẩn bị sẵn.
Bước 2: Kẹp nhân bánh mì
Bây giờ, bạn dùng dao rọc theo chiều dài bánh mì, phết bơ và phô mai vào ruột bánh rồi cho rau mùi vào. Lúc này, bạn cho phần trứng đã rán vào bên trong, thêm tương ớt, xì dầu. Cuối cùng, bạn cho dưa chuột, cà chua vào là có thể thưởng thức món ăn này rồi.
Súp tôm

Nguyên liệu cần có
- 250 gr tôm tươi.
- 1 nắm đậu Hà Lan.
- 1 ít ngô ngọt.
- 1 củ cà rốt.
- 1 nắm rau mùi.
- 2 xương ức gà.
- Bột bắp, bột sắn dây.
- Gia vị: muối, bột nêm, tiêu đen,…
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu, nấu nước dùng
Bạn rửa sơ qua xương ức gà với nước nóng sau đó rửa lại sạch với nước. Bạn cho xương vào nồi nước (lượng nước lấy đủ ăn), bắc lên bếp đun.
Trong thời gian hầm xương, bạn bóc vỏ tôm và cắt tôm nõn thành 2 – 3 miếng tùy theo độ to nhỏ của tôm. Bạn tách ngô lấy hạt, cà rốt cắt hạt lựu. Khi nước dùng đã được, vớt xương gà ra, cho cà rốt, đậu Hà Lan, ngô vào nấu cùng.
Bước 2: Làm súp
Lúc này, bạn hòa tan bột bắp, bột sắn dây với nước trong một chiếc bát nhỏ. Khi các nguyên liệu trong nước dùng đã chín, bạn đổ từ từ hỗn hợp bột vào nồi và khuấy đều.
Tiếp theo, bạn cho tôm vào nồi nấu chín, nêm gia vị vừa ăn.
Bước 3: Hoàn thành
Cuối cùng, bạn múc canh tôm ra bát và rắc thêm chút tiêu đen, một ít rau mùi thái nhỏ là hoàn thành món ăn ngon cho người đau dạ dày.
Lưu ý khi lên thực đơn cho người đau dạ dày
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của người bệnh mà bạn có thể chuẩn bị thêm một số món ăn theo giai đoạn phát triển của bệnh. Trong mỗi giai đoạn, thực đơn và chế độ ăn sẽ khác, bạn tham khảo một số gợi ý sau.
Thực đơn theo giai đoạn
Giai đoạn 1: Bắt đầu quá trình điều trị người bệnh chỉ nên uống sữa. Cứ 1 – 2 giờ/ lần, mỗi lần khoảng 100ml. Tổng năng lượng chỉ cần khoảng 1200 kcal.
Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau có thể chuyển dần sang ăn cháo, súp. Mỗi lần ăn khoảng 100-150ml. Sau đó, có thể chuyển sang ăn những thức ăn mềm nhiều tinh bột như gạo nếp, cơm tẻ, bánh quy…
Giai đoạn 3: Tiếp tục 5 – 6 ngày ăn cơm hoặc các đồ ăn mềm dễ tiêu hóa, dễ nuốt có lợi cho các hoạt động co bóp dạ dày.
Thực đơn cho người muốn tăng cân
Ngoài ra trong quá trình điều trị, việc ăn uống khoa học giúp bạn giảm các cơn đau, đồng thời đảm bảo sức khỏe thì người bệnh vẫn vẫn có thể tăng cân nếu có một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Những người đau dạ dày nếu muốn tăng cân nên ăn những thức ăn sau:
- Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh các loại.
- Các loại củ giàu chất bột đường như khoai tây.
- Ăn những thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa.
- Bổ sung chất béo chưa bão hòa có trong bơ, dầu cá.
- Kết hợp giữa nghệ với mật ong để vừa tăng cân, vừa hỗ trợ chống đau dạ dày.
Với 3 món ăn cơ bản dễ làm như trên và các gợi ý để bạn thay đổi khẩu vị, món ăn cho người đau dạ dày dễ ăn, bớt nhàm chán. Mong rằng bài viết của Evashop sẽ giúp ích cho bạn hoặc người thân trong gia đình thật nhiều trong quá trình điều trị dứt điểm căn bệnh này. Chúc bạn thành công với những thao tác xử lý món ăn hàng ngày nhé.